Danh mục chất thải nguy hại phát sinh từ công ty may được quy định theo thông tư 02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dệt may là ngành công nghiệp  gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 thế giới khi quá trình sản xuất thường tiêu tốn một lượng lớn nước, năng lượng và chất hóa học; đồng thời nó cũng tạo ra một lượng lớn chất thải, bao gồm cả dạng khí – lỏng- rắn. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư  02/2022/TT-BTNMT ban hành chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường, đính kèm phụ lục III về danh mục chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải thông thường (CTTT) theo nhóm nguồn và dòng thải chính.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 24 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, việc phân loại để xác định chất thải nguy hại được quy định như sau:

“Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.”

Như vậy, ta có thể xác định được những chất thải nào từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm được phân định là chất thải nguy hại căn cứ theo Phụ lục III thông tư 02/2022/TT-BTNMT, như trong bảng sau:

STT Tên chất thải Tính chất nguy hại chính Trạng thái (thể) tồn tại thông thường
1 Chất thải từ ngành chế biến da và lông.
1.1 Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn. Độc, dễ cháy Rắn/bùn.
1.2 Da thú có các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da và các quá trình liên quan. Độc, có độc tính sinh thái Rắn
1.3 Cồn thuộc da chứa Crom. Độc Lỏng
1.4 Bùn thải chứa Crom. Bùn
2 Chất thải từ ngành dệt nhuộm.
2.1 Chất thải từ quá trình hồ vải có dung môi hữu cơ. Độc, dễ cháy Lỏng
2.2 Phẩm màu và chất nhuộm thải có thành phần nguy hại. Độc, có độc tính sinh thái Rắn, lỏng
2.3 Dung dịch thải có các thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm. Độc, có độc tính sinh thái Lỏng

Danh mục chất thải nguy hại từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm

Do tính chất gây ô nhiễm đặc thù của ngành may mặc đối với môi trường nên mỗi dự án dệt nhuộm trước khi xây dựng bắt buộc phải lập ĐTM nhằm báo cáo rõ hiện trạng môi trường, đánh giá tác động, đề xuất công nghệ xử lý chất thải. Với kinh nghiệm 9 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường; ETECH tự hào là đơn vị có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất liên quan đến lập báo cáo ĐTM cho các doanh nghiệp.

Click vào đây để xem và tải về thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc sử dụng dịch vụ quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ETECH
Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 0988411115
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: etech@moitruongetech.vn
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ETECH:
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường ETECH được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp 2300785200 ngày 26 tháng 08 năm 2013 với lĩnh vực hoạt động chính: Tư vấn môi trường; huấn luyện an toàn, hoạt động khoa học; thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các công trình xử lý nước thải, khí thải, nước ngầm; thu mua phế liệu…

Địa chỉ trụ sở: Số 172, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, TP.Bắc Ninh, T.Bắc Ninh, Việt Nam.
Điện thoại: 02223.858.256/ 0988.411.115
Email: etech@moitruongetech.vn – Website: https://www.moitruongetech.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

172, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0988 411 115
Chát FB
.header.show-on-scroll .hide-for-sticky, .stuck .hide-for-sticky { display: none; }