CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13). Vậy, Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến hiện nay là gì?

 

I: Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác nhau (Theo Điều 3 – Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

– Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải nguy hại:

+ Luật số 55/2014/QH13 của Quốc hội: Luật bảo vệ môi trường

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của chính phủ: Về quản lý chất thải và phế liệu

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường: Về quản lý chất thải nguy hại.

  1. Phân loại chất thải nguy hại?

Để xác định và phân loại được Chất thải nguy hại thì các Doanh nghiệp cần dựa theo Phụ Lục 1 – Danh mục chất thải nguy hại (Theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại)

Mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được thể hiện bằng mã số, được gọi là mã CTNH (mã chất thải nguy hại).

Vậy chất thải nguy hại được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như sau:

– Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.

– Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.

– Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.

– Chất thải từ các quá trình luyện kim.

– Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.

– Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

– Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.

– Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.

– Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

– Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)

– Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.

– Chất thải từ ngành y tế và thú y (Trừ chất thải sinh hoạt của ngành này).

– Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

– Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

– Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

– Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ……..

– Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.

– Và các loại chất thải khác.

II: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến hiện nay?

  1. Xử lý bằng phương pháp đốt

Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt là cách sử dụng nhiệt độ cao nhằm làm giảm nồng độ chất thải ô nhiễm và có khả năng xử lý với khối lượng lớn trực tiếp được xử lý tại buồng đốt. Các chất đốt được thêm vào mà khí thải từ nồng độ cao giảm xuống nồng độ thấp về mức đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

– Đặc điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp đốt:

+ Nhờ tiếp xúc với nhiệt độ cao mà các chất hoặc các hợp chất có hại đều bị cháy hoặc thay đổi về mặt tính chất hóa học thành những chất đơn giản, không nguy hiểm đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

+ Một số loại khí hữu cơ trải qua quá trình xử lý này có thể nhìn thấy được

+ Khí hữu cơ sau xử lý khi phản ứng với sương mù không ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông, không làm mất cân bằng hệ sinh thái, không làm giảm tầm nhìn giao thông và không ảnh hưởng đến tầng ozon và khí quyển gây ra hiện tượng mưa axit.

 

  1. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.

Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.

 

  1. Xử lý nước thải

Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:

– Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;

– Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;

– Nước thải nhiễm dầu.

Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hòa. Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án sau:

+ Xử lý cơ học: Lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi.

+ Xử lý hóa lý: Keo tụ

+ Xử lý hóa học: Oxi hóa bậc cao.

+ Xử lý sinh học: Kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nito theo dạng mẻ với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.

 

  1. Xử lý tái chế

Mục tiêu của tái chế chất thải là nhằm làm giảm bớt sự nguy hại của chất thải đối với môi trường sống, nhằm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Với những chất thải tái chế, con người có thể giảm bớt được chi phí xử lý ô nhiễm môi trường.

Ví dụ như:

– Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được tái chế nhiều nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng hữu ích khác.

– Tái chế kim loại: Thu mua tất cả những đồ hỏng sau đó bán lại cho cơ sở

– Tái chế rác hữu cơ: Những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để tạo thành phân bón loại tốt, bán lại cho nông dân.

– Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức….

– Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công trình xây dựng đều có thể tái chế…

– Tái chế rác thải điện từ: Máy tính cũ, máy in, điện thoại di động….

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ETECH

Địa chỉ: Số 172, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

SĐT: 0988.411.115 – 0869.841.118

Email: etech@moitruongetech.vn

Website: Moitruongetech.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

172, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0988 411 115
Chát FB
.header.show-on-scroll .hide-for-sticky, .stuck .hide-for-sticky { display: none; }